Gia sư Bình Dương nói về vấn nạn học thêm

Phụ huynh cho con đi học thêm vì sợ con mình bị phân biệt. Vì thế, học thêm đã trở thành một nhu cầu tâm lí tế nhị. Gia sư Bình Dương nói về vấn nạn học thêm

Trong thời gian qua, có rất nhiều các bài viết với góc nhìn khác nhau phân tích và phản ánh thực trạng dạy thêm, học thêm.

Bài viết này xin được đánh giá vấn đề dưới góc nhìn nguyên nhân, thực trạng vấn đề một cách khách quan và toàn diện, tổng hợp từ các nghiên cứu, đánh giá khác nhau để từ đó có thể có được những giải pháp cụ thể.

Nguồn gốc của dạy thêm, học thêm

Phụ huynh cho con đi học thêm vì xem học thêm như một nhu cầu tâm lí tế nhị

Do đó, việc học thêm để thi vào Đại học đã trở thành một nhu cầu tất yếu. Từ đó, các lò luyện thi mở ra tràn lan, thậm chí nhiều học sinh đã nghĩ rằng, muốn đỗ trường Đại học nào thì phải tới trường đó luyện thi.

Vì thế tình trạng dạy thêm học thêm đã diễn ra tràn lan. Hiện tượng thương mại hóa giáo dục trở nên phổ biến, gây bức xúc xã hội và ảnh hưởng rất xấu đến quan hệ thầy trò.

Cho tới năm 2002, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thống nhất việc tuyển sinh cho các trường Đại học theo phương thức ba chung. Với chủ trương ra đề thi chung là không quá khó. Không đánh đố học sinh và nằm trong phạm vi Sách giáo khoa của chương trình Trung học Phổ thông nên tình trạng này bắt đầu giảm dần.

Tới năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Sách giáo khoa mới với hai bộ. Một bộ được gọi là chương trình Chuẩn và một được gọi là chương trình Nâng cao, dành cho học sinh phân ban.

Kể từ đó, hiện tượng dạy thêm, học thêm đã bùng phát ở mọi cấp học và trở thành một vấn nạn cho đến bây giờ.

Đâu là nguyên nhân của hiện tượng dạy thêm, học thêm?

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục. Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh về dạy thêm và học thêm do Tiến sĩ Nguyễn Thị Quy.  Nguyên Phó viện trưởng làm chủ nhiệm, với kết quả khảo sát 38 trường phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh thì trên 70% học sinh có nhu cầu học thêm là muốn nâng cao kiến thức.

Các kết quả nghiên cứu cho biết. Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới nhu cầu học thêm, dạy thêm khá lớn. Đặc biệt là tại các quốc gia châu Á.

Khi đó, việc dạy thêm, học thêm không có gì xấu. Nếu nhằm mục đích trang bị cho người học thêm hiểu biết về những vấn đề chuyên sâu. Phục vụ nhu cầu phát triển, phù hợp với mỗi cá nhân. Đây là nhu cầu có thật và người dạy thêm nếu đáp ứng nhu cầu đó thì là hoàn toàn chính đáng.

Do việc học tại trường không đảm bảo cho các nhu cầu đó. Nên học thêm trở thành một nhu cầu tự thân của các học sinh.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, nhiều học sinh đi học thêm chỉ là do rỗi thời gian. Hoặc a dua, và ở nhà thì buồn nên muốn đi học để vui cho có bạn, đến lớp học để tán gẫu.

Về phía giáo viên, do thời gian trên lớp với khoảng 45 phút cho một tiết học. Không đủ để quan tâm hết các học sinh nên nhiều học sinh không nắm được bài, phát huy được hết khả năng của mình.

Bên cạnh đó, cho dù đã có sự đổi mới về phương thức thi cử. Đổi mới về Sách giáo khoa, nhưng sự đòi hỏi cao trong các bài kiểm tra. Đặc biệt là thi Đại học vẫn khiến cho nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng.

Cùng với nhu cầu nâng cao dân trí, phát triển bản thân. Tinh thần hiếu học của người Việt Nam nên đã hình thành một tâm lí chung là cần phải học.

Thực tế cho thấy, khi Sách giáo khoa đổi mới. Đặc biệt là có bộ Sách giáo khoa Nâng cao dành cho những học sinh có khả năng vượt trội hơn. Song lượng kiến thức trong Sách giáo khoa vẫn không đủ đáp ứng với yêu cầu của kiến thức nói chung.

Sách Nâng cao thực chất chỉ là nâng lên ở một mức nhất định so với yêu cầu cơ bản. Mặt khác, các sách bài tập cũng không đáp ứng đủ cho học sinh về kỹ năng và kinh nghiệm làm bài.

Ngay như một tác giả viết Sách giáo khoa đã từng nói. Sách giáo khoa chỉ đáp ứng sáu mươi phần trăm kiến thức.

Khi khảo sát các đề thi Đại học, có thể nhận thấy. Có rất nhiều câu hỏi đòi hỏi cao về kỹ năng và kinh nghiệm làm bài.

Trong khi việc học ở lớp, trên cơ sở Sách giáo khoa và sách bài tập không đủ đáp ứng nhu cầu này. Do đó, việc học thêm đã trở thành như một nhu cầu tất yếu đối với học sinh. Đặc biệt đối với học sinh có năng lực khá giỏi.

Có một thực tế là, nhiều giáo viên hiện nay hạn chế về năng lực, giảng bài không hiệu quả.

Khi đổi mới Sách giáo khoa vào năm 2007. Cũng là khi đổi mới về phương pháp giảng dạy, nhưng nhiều giáo viên không đủ kinh nghiệm để theo kịp yêu cầu này.

Trong khi đó, số lượng giáo viên giỏi là không nhiều. Nên học sinh thường tìm đến những giáo viên được xem là dạy tốt để học thêm.

Tuy nhiên, có những giáo viên vì thành tích, vì nhu cầu cuộc sống đã “ăn bớt” kiến thức ở trên lớp. Để về nhà dạy thêm. Thậm chí, nhiều trường học còn phát đơn về cho phụ huynh ký nhận cho tự nguyện đi học thêm.

Học sinh không đi học thêm ở chỗ các giáo viên thì sợ bị điểm kém. Không được biết các đề bài kiểm tra.

Nhiều em đi học thêm rồi, thấy không hiệu quả nhưng e ngại. Không dám xin nghỉ, do đó, mặc dù đã bị cấm. Nhưng việc học thêm dạy thêm vẫn diễn ra một cách lén lút, nhiều khi công khai.

Tuy thế, nhiều nơi các phụ huynh vẫn tạo điều kiện để cho các giáo viên tổ chức dạy thêm.

Con chưa vào lớp 1 nhưng lo rằng khi vào lớp con sẽ không theo kịp các bạn. Do các cháu khác đã được học trước khi đến lớp. Vì thế, nhiều phụ huynh đã cho con đi học trước kiến thức lớp 1 là vì vậy.

Bên cạnh đó, nhiều giáo viên vì muốn tăng thu nhập, “làm kinh tế” . Nên đã dùng nhiều “chiêu trò” để lôi kéo học sinh, tổ chức dạy thêm, việc dạy thêm, học thêm càng diễn ra nan giải hơn!

Theo Tiến sỹ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội. Trước hết, cần phân biệt học thêm xuất phát từ nhu cầu thực sự với học thêm theo kiểu trào lưu, chạy đua hoặc bị ép buộc.

Tuy nhiên, việc học thêm, dạy thêm tràn lan theo cách các giáo viên đang thực hiện hiện nay. Chỉ đem đến nguy cơ khiến cho nền giáo dục càng tụt hậu, thay vì phát triển tiến lên.

Học sinh học thêm là được thầy chỉ bảo, hướng dẫn. Dẫn tới thói quen không tốt, thụ động chờ đợi được làm hộ, chỉ sẵn.  Mớm bài thay vì phải tự mình vận động, tư duy (theo Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam).

Có một thực tế là, xã hội chúng ta luôn coi trọng thành tích. Coi trọng bằng cấp và tư tưởng không muốn thua kém người khác.

Trong nhà trường thì cấp trên giao chỉ tiêu chất lượng. Tổ chức rất nhiều cuộc thi như thi học sinh giỏi cuối cấp. Thi toán trên mạng. văn hay, chữ tốt, thi tiếng Anh qua mạng…

Khi mỗi cuộc thi kết thúc lại nhìn vào bảng thành tích cao để ca ngợi. Trường có thành tích thấp để nhắc nhở, phản bác, đánh giá.

Trong tuyển dụng, bổ nhiệm thì coi trọng bằng cấp, học vị. Đối với các dòng họ, gia đình thì vẫn còn tư tưởng “con gà tức nhau tiếng gáy”. Không muốn con cháu mình thua kém người khác. Nên luôn đốc thúc, kèm cặp và đầu tư con em mình phải hơn người khác hoặc chí ít cũng phải bằng.

Tại các trường học, cấp trên thường giao chỉ tiêu đầu năm, cuối năm. Khi thi thì đảo lộn lớp và xếp theo số báo danh. Nên giáo viên nào cũng sợ lớp mình có điểm số thấp hơn lớp khác. Đành phải tìm cách để dạy thêm cho học sinh mình nếu không lại bị phê bình lên, xuống. Cắt thi đua, đánh giá mức hoàn thành nhiệm vụ thấp.

Mà trong một tập thể, người ta cũng rất ngại mình bị đánh giá thấp. Hơn nữa, với rất nhiều cuộc thi mà ngành Giáo dục đang tổ chức như hiện nay. Thì việc dạy thêm để học sinh đạt giải và khẳng định “thương hiệu” của mỗi giáo viên là vấn đề ai cũng phải hướng tới.

Về phía các phụ huynh, với điều kiện kinh tế gia đình được nâng lên thì ai cũng hướng tới một tương lai tốt đẹp, Muốn đầu tư cho con cho dù tốn kém, vất vả mức nào.

Hơn nữa, trong số các phụ huynh, một bộ phận cán bộ công chức Nhà nước đi làm cả ngày. Nên không có người trông nom con cái thì việc chi mỗi tháng vài trăm ngàn gửi thầy, cô kèm cặp. Dù sao vẫn tốt hơn để con mình ở nhà một mình, mặc con chơi các trò chơi vô bổ khác.

kết quả của việc học thêm

Mặc dù các em đã phải chạy ngược chạy xuôi, học không kịp ăn, tối về không kịp ngủ. Nhưng nhìn chung chất lượng vẫn chưa thực sự khả quan. Nếu các phụ huynh có thể quản lý giờ học và lên kế hoạch tự học cho con em mình. Thì sẽ giảm bớt gánh nặng cả về kinh phí, lẫn áp lực cho con. Nếu con bạn bị hụt kiến thức thì mới cần phải nhờ đến giáo viên dạy thêm. Nhưng đến lớp với số lượng đông thì giáo viên không thể kèm sát từng học sinh. Mà học sinh bị yếu kém, thì phải có người kèm sát để sửa những gì còn thiếu xót. Như vậy giải pháp tìm gia sư cho các học sinh như vậy là hoàn toàn hợp lý và thông minh.

Chúc các em học sinh năm học mới đạt được nhiều kết  quả tốt ! và có hướng tìm cho mình một nơi học thêm thật sự cần thiết và hiệu quả.

Check Also

Thi Tốt Nghiệp THPT 2025 và Những Thay Đổi Quan Trọng

Ngày 29/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề minh họa cho …

Call Now Button