LỜI KHUYÊN CHO TRẺ SẮP VÀO LỚP 1

Khi trẻ vào học lớp 1 đã biết đọc thông viết thạo là không nên. Nhưng các em không biết gì cũng là điều bất lợi.

Hãy để cho trẻ được hưởng 3 tháng hè, đừng bắt đi học nữa Trẻ nhỏ học được gì từ những trại hè? Học thêm ngay tại các trung tâm có chương trình học hè vừa vui vừa học liệu có thể làm khác được không?
 Phản ánh thực tế về việc học chữ của học sinh lớp 1. Cô giáo Phan Tuyết  chia sẻ LỜI KHUYÊN CHO TRẺ SẮP VÀO LỚP 1. Những học sinh không được học chữ trước thường có tâm lý rụt rè, nhút nhát hơn các bạn đã được làm quen với bảng chữ cái trước đó.

Trong điều kiện sĩ số lớp học quá đông như hiện nay. Các cô giáo không thể cầm tay hướng dẫn từng em tập viết được thì những em không học chữ trước khi vào lớp 1 càng thiệt thòi hơn.

Trung tâm gia sư Bình Dương trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Chuyện phụ huynh cho trẻ sắp vào lớp 1 học chữ trước luôn bị các chuyên gia giáo dục cực lực phản đối.

Nhiều người cho rằng như thế là “bắt quả non chín ép” sẽ lợi bất cập hại. Nhưng trong thực tế giảng dạy lại hoàn toàn khác với những gì chuyên gia cảnh báo.

Thực hư chuyện này thế nào? Bài viết là những kinh nghiệm mà tác giả và những đồng nghiệp của mình đã rút ra trong nhiều năm dạy học.

LỜI KHUYÊN CHO TRẺ SẮP VÀO LỚP 1
LỜI KHUYÊN CHO TRẺ SẮP VÀO LỚP 1

Một số em còn đọc trơn cả đoạn văn như học sinh lớp 2. Bởi thế trong các giờ học, những trẻ này luôn là người được giáo viên mời đọc mẫu để hướng dẫn cho học sinh khác đọc theo.
Trước khi con vào lớp 1 nhiều phụ huynh đã dạy cho các em biết chữ ít nhất là trẻ đã biết rõ về 29 chữ cái. Có em biết đánh vần, biết đọc trơn các tiếng.

Hoặc được giáo viên giao nhiệm vụ kèm cho bạn đọc trong các phần luyện tập thực hành.

Những em chưa biết chữ nào thường tỏ ra thụ động hơn bạn. Nếu trong lớp số lượng trẻ biết chữ ít hơn còn đỡ, nhiều trẻ biết chữ thì những trẻ chưa biết gì thường bị các bạn lấn lướt, coi thường.

Không ít lần tôi được điều dạy thay cho một số giáo viên lớp 1 bị bệnh. Do chưa nắm được lực học của từng em nên tôi thường chỉ định ngẫu nhiên cho các bé đứng lên đọc.

Có nhiều lần, tôi phải giật mình vì vừa mời một bé trai đứng lên đọc, nhiều học sinh trong lớp đồng thanh lên tiếng thật to “Cô ơi bạn ý học ngu lắm. Bạn chưa biết đọc đâu”.

LỜI KHUYÊN CHO TRẺ SẮP VÀO LỚP 1
Có bé hét lên “Cô ơi! Bạn ấy học dốt nhất lớp đó cô”.

Nhìn những cô, cậu bé cúi gằm mặt xuống chẳng nói lời nào mà thấy thật thương.

Dù đã được cô nhắc nhở không được nói bạn như thế. Nhưng hình như các em lại quên ngay để thi thoảng vẫn phải ứng như thế khi thấy cô mời bạn.

Có lẽ cũng ý thức được việc mình thua bạn bè. Nên những học sinh này thường rất rụt rè, mặc cảm.

Mỗi lần giáo viên đặt câu hỏi, ngược lại với những bé đang háo hức giơ tay để được chỉ định. Thì những bé này chỉ thu lu ngồi nhìn. Nếu được gọi cũng trả lời một cách thiếu tự tin.

Thiệt thòi khi sĩ số đông

Thay vì 30-35 học sinh một lớp thì nhiều trường học ở khắp nơi sĩ số lớp học luôn ở mức 50 đến 60 học sinh, cá biệt có nơi gần 70 em/lớp.

Với sĩ số học sinh như thế, chỉ ổn định các em trật tự giáo viên cũng hết hơi khản tiếng.

Thực tế thì số học sinh biết chữ đã chiếm khoảng 80% học sinh trong lớp. Mỗi lớp chỉ còn khoảng 10 em thật sự chưa biết gì nhưng giáo viên cũng đã vô cùng vất vả.

Học sinh lớp 1 chủ yếu đang học theo sự hướng dẫn của cô. Giáo viên làm mẫu và học trò làm theo.

Để học sinh hiểu bài và nhớ lâu, các em phải được luyện tập thực hành bằng cách được giáo viên gọi luyện phát âm, được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần từ đó mới ghi nhớ và biết vận dụng vào làm bài.


LỜI KHUYÊN CHO TRẺ SẮP VÀO LỚP 1Chẳng hạn trong môn học vần, giáo viên cung cấp âm, vần mới. Từng học sinh phải được đọc, đọc càng nhiều càng tốt.

Thế nhưng lớp học đông như thế, dù cố gắng. Giáo viên cũng chỉ có thể cho khoảng 1/3 học sinh trong lớp được đọc.

Qua phần viết, về nguyên tắc nếu các em chưa biết cầm bút. Nên giáo viên phải đến cầm tay hướng dẫn từng em.

Nếu trong lớp, số lượng học sinh chưa biết viết quá nhiều. Thế nên giáo viên cũng chỉ dành thời gian cầm tay những em chậm nhất. Số còn lại vẫn phải tự mình luyện tập.

Một số em lợi dụng lúc cô giáo đang hướng dẫn cho bạn. Nên các em sẽ ngồi chơi hoặc viết nguệch ngoạc cho xong việc.

Nên chuẩn bị gì cho trẻ?

Khi trẻ vào học lớp 1 đã biết đọc thông viết thạo là không nên nhưng các em không biết gì cũng là điều bất lợi.

Bởi, trước các bạn đã ít nhiều biết chữ các em sẽ thấy tự ti, mặc cảm. Chưa nói đến việc bị các bạn trêu chọc. Khiến cho một số em có cảm giác chán học đôi khi không muốn đến trường.

Để giúp con hòa nhập chung với các bạn, cha mẹ cần dạy cho các em biết 29 chữ cái. Biết thêm một số vần đơn giản.

Dạy cho các em cách cầm bút cho chắc, biết viết từng nét cong, nét thẳng, nét hất… Điều này đã giúp các em tự tin và cảm thấy không thua thiệt so với bạn, giúp các em hào hứng học hơn.

Ngoài ra, ba mẹ cần tập cho các em một số kĩ năng cần thiết. Như biết nói lời đề nghị với cô, biết hợp tác với bạn. Và biết giữ vệ sinh cá nhân, biết sắp xếp sách vở sau mỗi buổi học, thuộc và ghi nhớ số điện thoại gia đình…

Tránh tình trạng trẻ đi vệ sinh nhưng không biết lau chùi, không biết mặc quần, kéo khóa…

Có như thế chúng ta mới yên tâm khi con bắt đầu đến trường ngay từ những buổi đầu tiên.

Thông tin liên hệ về Trung tâm gia sư Bình Dương

sinh-trac-van-tay-binh-duong

CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN & PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HOA MAI

Địa chỉ: 363 Phạm Ngọc Thạch, P. Phú Mỹ, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Hotline: 0911. 329. 339

Website: Hoamaiedu.com.vn

http://giasubinhduong.org

Email: hoamaiedu.com.vn@gmail.com

Check Also

Thi Tốt Nghiệp THPT 2025 và Những Thay Đổi Quan Trọng

Ngày 29/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề minh họa cho …

Call Now Button